Phát triển Focke-Wulf Ta 183

Vào đầu năm 1945, Reichsluftfahrtministerium (RLM - Bộ Hàng không Đế chế Đức) bắt đầu nhận biết được những phát triển về máy bay phản lực của quân Đồng minh, RLM đặc biệt lo ngại họ có thể phải đối mặt với loại Gloster Meteor trên chiến trường lục địa. Để đáp lại mối đe dọa này, họ lập ra Chương trình Tiêm kích Khẩn cấp, ngừng sản xuất máy bay ném bom và các máy bay đa năng và chỉ tập trung vào các loại máy bay tiêm kích, đặc biệt là máy bay tiêm kích phản lực. Ngoài ra, họ cũng tăng tốc phát triển các thiết kế thử nghiệm để đảm bảo lợi thế hiệu suất so với các mẫu thiết kế của quân Đồng mình, các thiết kế này sẽ thay thế những loại tiêm kích phản lực của Đức như Messerschmitt Me 262Heinkel He 162.

Kết quả là một loạt các thiết kế tiên tiến, một số sử dụng cánh xuôi sau để cải thiện hiệu suất bay cận âm, các thiết kế khác lại không sử dụng cánh đuôi ngang để làm giảm lực kéo. Kể từ khi các kỹ sư máy bay Đức nhận thấy các thiết kế không cánh đuôi có thể gặp phải các vấn đề ổn định nghiêm trọng khi bay cận âm,[1] một loại các phương pháp ổn định như phanh trên cánh được xem xét thử nghiệm cho máy bay hoặc đơn giản chỉ là thêm vào các cánh đuôi ngang thông thường. Đội thiết kế của Kurt Tank do Hans Multhopp đứng đầu đã thiết kế một mẫu tiêm kích vào năm 1945 với tên gọi "Huckebein" (một con quạ hoạt hình chuyên đi gây rắc rối), cũng còn được gọi là Đề án V (Đề án VI trong một số tài liệu khác) hay Thiết kế II của Focke-Wulf.

Liên quan